• Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con( SGK).

QC

Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con( SGK).

 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con.

Phần I. Trả Lời Câu hỏi SGK.


Hướng dẫn:

Lời giải chi tiết  ? 1.

- Tập hợp D có 1 phần tử là 0

- Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước

- hay H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 }

Lời giải chi tiết ? 2.

Ta có :  X  + 5  = 2

          <=> X = 2 - 5 = - 2 Mà -2 không Thuộc số tự nhiên, Vậy Tập hợp X là rỗng.


Lời giải chi tiết ? 3.

Ta có:

Tập hợp M có 2 phần tử là: 3; 5

Tập hợp A có 3 phần tử là: 1; 3; 5

Tập hợp B có 3 phần tử là: 5; 1; 3

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A


Phần II. BÀI TẬP SGK.

Bài 16 :

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x - 8 = 12

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x. 0 = 0.

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x. 0 = 3.

Lời giải 

a) x - 8 = 12 khi x = 12 + 8 = 20. Vậy A = {20}. Nên tập  hợp A có 1 phần tử

b) x + 7 = 7 khi x = 7 - 7 = 0. Vậy B = {0}. Nên tập hợp B có 1 phần tử

c) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0. Vậy C = N. Nên tập hợp C có vô số phần tử

d) Vì mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0 nên không có số x nào để x. 0 = 3.

Vậy D = Φ

Nên tập hợp D không có phần tử nào.

Bài 17 : 

Viết các tập hợp sau  và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Lời giải 

a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.

b) Giữa hai số tự nhiên liên tiếp nhau 5 và 6 không có số tự nhiên nào nên B = Φ. Vậy Tập hợp B không có phần tử nào.

Bài 18: 

Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không ?

Lời giải 

Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.

Bài 19: 

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Lời giải 

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};

B = {0; 1; 2; 3; 4}.

Vậy: B  ⊂ A

Bài 20: 

Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc  =  vào ô trống cho đúng.

a) 15  A;                  b) {15} A;             c) {15; 24}  A.

Lời giải 

a) 15 ∈ A.

b) {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.

Lưu ý. Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.

Do đó {a} ⊂ A.

Lưu ý: Nếu viết {a} ∈ A là sai.

c) {15; 24} = A.

LUYỆN TẬP 


Bài 21.

Tập hợp A = {8; 9; 10;...; 20} có 20 - 8 + 1 = 13 (phần tử)

Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử. Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12;....; 99}

Lời giải 

Số phần tử của tập hợp B là 99 - 10 + 1 = 90 (phần tử)

Bài 22.

Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.

a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.

b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.

c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18.

d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.

Lời giải

a) C = {0; 2; 4; 6; 8}               b) L = { 11; 13; 15; 17; 19}

c) A = {18; 20; 22}                  d) B = {25; 27; 29; 31}

Bài 23.

Tập hợp C = {8; 10; 12;...;30} có (30 - 8): 2 + 1 = 12(phần tử)

Tổng quát:

- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b - a) : 2 +1 phần tử.

- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n - m) : 2 +1 phần tử.

Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

                    D = {21; 23; 25;... ; 99}

                    E = {32; 34; 36; ...; 96}

Lời giải 

    D = {21; 23; 25;... ; 99}

Số phần tử của tập hợp D là (99 - 21) : 2 + 1 = 40.

    E = {32; 34; 36; ...; 96}

Số phần tử của tập hợp E là (96 - 32) : 2 + 1 = 33.

Bài 24.

Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10,

B là tập hợp các số chẵn,

N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

Dùng kí hiệu  ⊂ để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các số tự nhiên.

Lời giải 

A={0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}

B={0;2;4;6;8;10;12;14;...}

N*={1;2;3;4;5;6;...}

N ={0;1;2;3;4;5;6;...}

Từ đó ta có: A ⊂ N.

                  B ⊂ N.

                  N* ⊂ N.

Bài 25.


Lời giải 

A = {In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam}.

B = {Xin-ga-po; Bru-nây; Cam-pu-chia}.


Nap Code vào PY32F003 dùng Stlink

 Nap Code vào PY32F003 dùng Stlink Bước 1: Cài đặt  KeilC v5.39 theo link sau ( chú ý 5.39 keil c mới nạp ok). https://edge07.111.ir.cdn.ir/...